Nội dung bài viết
Lợi thế – hay những điều kiện nên có trước khi tự kinh doanh, khởi nghiệp
Fact. Nếu bạn khởi nghiệp trong khoảng time này thì xác suất bạn fail là cực kỳ cao nếu bạn không sở hữu những thứ sau đây:
- 1 đội nhân sự tốt. (1)
- Lợi thế về sản xuất, vốn sản xuất. (2)
- Lợi thế về mặt bằng. (3)
- Lợi thế về kiến thức – kinh nghiệm – hiểu biết về ngành. (4)
- Các lợi thế ẩn chuyên biệt của từng ngành (4.5 – hệ quả của số 4)
Còn có thêm các yếu tố tương đối quan trọng khác như lợi thế người đi trước, người tiên phong, danh tiếng… cơ mà mấy cái đó tạm xếp sau. Muốn tồn tại được, tồn tại vững thì 1 2 3 4 trước cái đã.
Có một cái đặc điểm chết người chí mạng của các bạn trẻ khởi nghiệp là cái biz của các bạn dựa trên niềm tin, hi vọng, và tệ hơn là lòng tốt nhiều quá. Cái mớ này thường là do các bạn ít trải nghiệm thực tế mang tính đấm vào đầu hay phỉ nhổ vào mặt vào lòng tự tôn của các bạn và các bạn đọc quá nhiều sách có tính fantasy cổ tích về những câu chuyện khởi nghiệp. Thương trường là chiến trường, đao kiếm súng ống thì không có mắt, chơi ngu chơi ngáo thì chết.
Fact là xã hội HOÀN TOÀN không quan tâm tới niềm tin, hi vọng, và thiện ý của các bạn. Xin nhấn mạnh là HOÀN TOÀN, xã hội chỉ quan tâm tới hiệu suất giá và chất lượng sản phẩm. Chấm hết. Niềm tin, hi vọng, thiện ý chỉ ok khi bạn cung cấp 1 thứ gì đó MIỄN PHÍ. Còn đã đụng tới tiền thì cứ giá và chất lượng.
Thực ra viết thế thì cũng hơi tiêu cực. Cơ mà nó là vậy. Tuy nhiên sẽ có một số nơi với nền văn hóa cao và nhân văn sẽ hỗ trợ cho các bạn khởi nghiệp dựa trên niềm tin, hi vọng, lòng tốt + KHẢ NĂNG của các bạn. Cơ mà xác suất bạn gặp được những cái này thì cực hiếm. Nên thôi, cứ suy nghĩ theo hướng rằng các thứ bạn có là ở mức tệ nhất để khỏi hi vọng hão huyền. Hi vọng nhiều thì thất vọng còn tiêu cực nhiều thì chuẩn bị tốt hơn để đỡ bật bãi.
Lợi thế
Lợi thế là sao. Là một nguồn lực mà bạn phải trả giá thấp hoặc gần như miễn phí để tiếp cận nguồn lực đó. Ví dụ như thằng bạn muốn kinh doanh nó phải thuê mặt bằng 20tr tháng, bạn được obz cho xài mặt bằng với giá free. Chất lượng mặt hàng same same, độ đẹp mặt bằng same same thì bạn hạ giá 10% thôi là đủ tiễn thằng bạn của bạn về lòng đất. Chấp cho thằng bạn của bạn có niềm tin mãnh liệt, tốt tính, chuyên cần hơn bạn. Bạn có hàng cùng chất lượng, giá rẻ hơn 10%, thằng bạn của bạn sẽ out. Done.
Mà tôi ví dụ thực tế dựa trên quan sát cá nhân của tôi là ngành hàng ăn quy mô vừa và nhỏ (quán cơm quán phở, quán bún, không tính trải nghiệm nhà hàng vì nó ở một ngách khác) ở sài gòn mà giờ tồn tại được thì thường là mặt bằng của chủ (hoặc chủ ngủ ở đó luôn nếu thuê mướn) + có người nhà làm phụ (lợi thế nhân sự) thì mới bán giá cạnh tranh được.
Tôi viết ví dụ một ý về lợi thế như thế mà bạn không hiểu thì tôi thành tâm khuyên bạn không nên kinh doanh làm gì, vì đây là cái khả năng căn bản của entrepreuner. Nhận thức được lợi thế cần có để có thể tồn tại được (trong ngành) là cái căn bản nhất của kinh doanh.
Yeah, nhận thức được lợi thế không có nghĩa là bạn có lợi thế đó. Mà nhận thức được lợi thế thì thường là trải đời nhiều lên voi xuống chó nhiều thì mới mở mắt mà cảm được mấy cái đó.
Thường thì khi bạn đã có trải nghiệm tương đối sâu + rộng ở 2 ngành thì bạn sẽ bắt đầu nhìn được cái pattern chung tổng thể của các ngành còn lại. Nhấn mạnh là pattern tổng thể thôi chứ chưa chi tiết hệ thống rõ ràng nổi đâu. Muốn hệ thống chi tiết rõ ràng thì vẫn phải tốn time + công sức đáng kể để hiểu rõ (tương đối) nội hàm ngành.
Bởi nhiều người có đọc sách kinh doanh nhiều nhưng chưa chắc đã nhìn ra, mà có nhìn ra thì cũng chưa chắc làm được vì không thỏa mãn những nhóm lợi thế 1 2 3 4 căn bản đã.
Vài ví dụ khác về 1 2 3 4
Về nhân sự. Bạn có bạn thân giỏi vl giỏi mà nó thất nghiệp không gặp thời làm phụ bạn. Đỡ lo bị phản với hiệu suất công việc cống hiến cao hơn.
2 vốn to nhập hàng thô giá rẻ hơn. Có công nghệ sản xuất hiệu quả hơn. Ra hàng đẹp chất lượng cao giá thành rẻ hơn.
3 mặt bằng. Miễn bàn. Nhiều biz trung hay nhỏ giờ fail hoặc nhiều bạn không làm ăn được là do giá mặt bằng quá cao. Thế nên có lợi thế về bds nó là một cái gì đó rất vkl. Có thấy mấy quán cf to to trụ lâu năm không, phần lớn là do cái lợi thế này. Chứ còn mướn mặt bằng mà bán thì nó chua lắm. Ai làm rồi sẽ hiểu. Chưa kể việc đi mướn mà chủ đất thấy bạn làm được thì chủ đất sẽ lấy lại mặt bằng để tự làm.
4 là về phần kiến thức chuyên môn – công nghệ. Biết nhiều thì dễ sử dụng tốt những cái cần có hoặc huy động được điều kiện mới để build up với giá rẻ và rủi ro thấp hơn.
Thế, thấy nhắm nhắm thỏa mãn được những cái căn bản này thì hẵng kinh doanh khởi nghiệp. Còn không thì bạn dễ vào đất lắm.
Và tiện nhắc lại là cái giá của thất bại không hề rẻ một chút nào. Đó là thời gian, công sức, vốn liếng, cơ hội nghề nghiệp, uy tín với gia đình – xã hội.
Tùy vào nền văn hóa và xã hội bạn sống nhưng ở những Xã hội cùi với nền văn hóa thấp thì người xung quanh họ rất ác mồm độc miệng với thất bại. Có một cái khá dark tôi mới nhận ra là với phần lớn người (ở xã hội kém nhân văn) thì họ không quan tâm nếu bạn sai trái về mặt đạo đức, miễn bạn giàu và có quyền thì mọi cái bạn làm đều đúng. Khái niệm đạo đức đối với họ chỉ là câu nói cửa miệng và nó chỉ là vô đạo đức nếu ảnh hưởng đến quyền lợi của họ, còn lại thì chill thôi, và nếu có lợi ích gì dính đến họ mà vi phạm quy chuẩn đạo đức thì họ sẽ tạm cất cái đạo đức đó đi để vi phạm và làm lợi cho họ trước. Đây là ý lớn, chém sau.
Bonus thêm ít ý liên quan về bài này
Phân loại sơ sài các nhóm ngành để khởi nghiệp
- Các nhóm ngành kinh doanh dễ khởi nghiệp và làm chủ nhưng bù lại cạnh tranh cao gồm nhà hàng quán ăn quán cf quy mô nhỏ.
2. Các nhóm khó hơn đòi điều kiện cao hơn là nhóm ngành sản xuất đồ dễ sản xuất. Sorry không biết dùng từ gì cho chuẩn. Nhưng có thứ dễ sản xuất hơn và có thứ khó sản xuất hơn.
3. Nhóm kế là nhóm sản xuất thứ phức tạp hay đầu tư vào nông nghiệp chất lượng cao. Đây là nhóm chỉ có đại gia + có hiểu biết sâu rộng chơi. Còn trên nữa nhưng thôi, suy nghĩ tới tôi còn không dám.
Theo cá nhân tôi quan sát thì các bạn trẻ mà không có nền tảng nghề nghiệp chắc chắn từ gia đình thì giỏi lắm luôn thì các bạn sẽ làm ổn ở cái số 1. Xin nhấn mạnh là giỏi và nỗ lực lắm luôn thì mới làm được.
Còn từ nhóm 2 trở đi thì cần network với bạn bè xịn, backup từ gia đình chắc chắn thì mới bắt đầu join nhóm này được. Xuất thân tàng tàng thì bạn phải CỰC KỲ XUẤT CHÚNG thì mới leo tới đây được.
Nhóm 3 thì thường là do đầu thai thủ khoa hoặc xuất sắc. Còn nếu bạn xuất thân tàng tàng thì bạn phải CỰC KỲ XUẤT CHÚNG VỀ TÀI NĂNG ĐỦ LOẠI + DÁM LÀM CỰC NHIỀU CÁI TÁO BẠO + CÒN SỐNG SAU KHI LÀM NHỮNG CÁI ĐÓ. Xin nhấn mạnh là còn sống. Diễn tả sao ta. Giống bạn đánh bạc, vốn của bạn nhỏ nhưng bạn all in kéo leverage ở mức cao NHIỀU LẦN và sau nhiều lần đó, bạn không mất trắng và còn sống.
Khắc nghiệt là thế nhưng lâu lâu tùy thời đại mà trời vẫn mở những ngách – ngành mà độ khó giảm đi để bạn đổi vị thế với đời. Độ khó giảm thôi chứ vẫn khó. Cá nhân tôi thấy thì hiện tại là nhóm ngành data, cntt, hoặc các thể loại công việc mà bạn chế tạo được thứ gì mới – cơ mà cái này thì lại giống entrepreneur và rơi vào cái pattern mà bài này vừa viết.
Yeah nói chung là tùy thời điểm, bài này tôi chỉ viết với góc nhìn cá nhân ở thời điểm hiện tại về việc làm ăn riêng. Vẫn còn path chuyên viên – chuyên gia.
- Viết một bài quảng cáo ĐÚNG, ĐỦ, THUYẾT PHỤC - Tháng Ba 16, 2024
- 7 mẫu câu chuyện bán hàng không thể bỏ qua - Tháng Ba 15, 2024
- Làm sao để tìm được sản phẩm ngách top thị trường? - Tháng Hai 15, 2024