Nội dung bài viết
Trong đồ bôi, hoạt chất nào cũng có khả năng gây kích ứng, tùy vào cơ địa của từng người (thậm chí cả 1 thằng lành tính như B5). Vậy nên, việc bôi thử vùng nhỏ (thường là vùng quai hàm) trước khi chính thức apply toàn mặt là 1 bước đi cần thiết cho ai kỹ lưỡng, đặc biệt với những bạn da nhạy cảm.
Nhạy cảm có thể là do cơ địa bẩm sinh – hoặc tình trạng nhất thời bị gây ra bởi các nguyên nhân: hậu kem trộn, rượu thuốc – đang mụn, viêm, sưng – hoặc kích ứng bởi 1 hoạt chất/ sản phẩm nào đó…
Cơ chế gây kích ứng
Bạch cầu của cơ thể luôn phòng vệ với các nhân lạ tạo các khó chịu trên da, cho đến lúc tác nhân đó được chấp nhận dần dần bởi cơ thể (hoặc không).
Lớp màng lipid bảo vệ trên bề mặt da giúp ngăn chặn sự xâm phạm của các yếu tố bên ngoài, nếu trong mỹ phẩm/thuốc chứa các thành phần gây loại bỏ (tạm thời) lớp màng đó, thì khả năng phòng vệ của da sẽ giảm sút, dẫn đến kích ứng.
Các hoạt chất càng vào sâu dưới da thì khả năng kích ứng (nếu có) sẽ càng cao. Ví như bạn không kích ứng với HA nhưng có thể kích ứng với nano HA, hay “da dày” thì tretinoin khó thấm hơn nên thời gian kích ứng bị “lùi lại” (kích ứng muộn hơn)…
Các nhóm chất dễ gây kích ứng so với thông thường có thể kể đến
Surfactants, đặc biệt nhóm cationic (chlorhexidine…) và anionic (SLS, alkyl -ates…) gây phá màng mạnh và khó rửa trôi hoàn toàn, do đó tăng khả năng kích ứng. Nhưng surfactants thì không thể tránh được vì nó xuất hiện trong tất cả các sp srm và tẩy trang (thậm chí trong các sp dưỡng da), vậy nên chỉ còn cách chọn nhóm surfactants “nhà lành”. Tẩy trang, sữa rửa mặt của các hãng dược mỹ phẩm S.V.R, Bi.o.der.ma, U.ri.age… được khuyến cáo hiền lành là hiền lành thật, cứ dùng.
Các chất bảo quản được sử dụng trong hâu như tất cả các sản phẩm.
Hương liệu và 1 số chất có mùi thơm (nhưng không phải hương liệu)
Các hoạt chất (actives) mạnh: tretinoin, retinol, AHA, azelaic acid…
Note: chỉ khi bạn thật sự kích ứng, hẵng dè dặt, còn không cứ dùng bình thường.
Dấu hiệu kích ứng
Để dễ hình dung, kích ứng nên được chia thành: kích ứng thông thường (da phải trải qua) và kích ứng đáng báo động.
Kích ứng thông thường: đỏ da chính là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất, thường đi kèm khô, bong tróc, và thậm chí rát… – do cơ chế tăng sinh mạch máu, và tiếp cận các thụ thể… Ngoài ra, một cách cảm quan, có thể chia kích ứng thông thường thành loại gây khó chịu rõ hoặc chấp nhận được.
Kích ứng đáng báo động: dấu hiệu rõ nhất là mụn mủ liti, mụn mủ hoặc mụn nước – do cơ chế thượng bì bị bóc tách, và bạch cầu tấn công “dị vật” dẫn đến gây ổ viêm. Cần ngưng hẳn tác nhân kích ứng.
Khác với đẩy mụn (là khi các nốt mụn ẩn ở vị trí nhất định bị đẩy lên trên bề mặt và hình thành viêm), kích ứng có thể xuất hiện ở cả những khu vực mà trước giờ chưa hoặc rất ít nổi mụn (để ý kẻo nhầm). Còn dị ứng là trường hợp nặng nhất, các dấu hiệu tổn hại da do dị ứng gây ra sẽ xuất hiện ở cả những khu vực không tiếp xúc với thuốc hoặc mỹ phẩm – lúc này nên dừng tác nhân gây dị ứng ngay lập tức và thăm khám bác sĩ.
Kích ứng thông thường ban đầu là khó tránh khỏi khi dùng các actives mạnh mẽ như retinoids, AHA, BHA, LAA, azelaic acid… nhưng nếu được làm quen với tần suất hợp lý, da sẽ từ từ vượt qua và thích ứng tốt với sản phẩm. (nhờ xuất hiện những thay đổi về cấu trúc da để “khắc chế” với tác động kích thích của “chất lạ”).
Niacinamide, 1 trong những hoạt chất lành tính, cũng có cơ chế tương tự. Một số trường hợp kích ứng nia da vẫn có thể làm quen (ví như sần da), nhưng đa phần sẽ rơi vào nhóm đáng báo động. Lý giải 1 tí: nia không có cơ chế bào sừng như các hoạt chất mạnh nêu trên, nó là 1 chất chuyên dưỡng ẩm và phụ hồi da. Xuất hiện kích ứng do nia đồng nghĩa với việc nia đang kích hoạt cơ chế miễn dịch tại chỗ (là 1 loại bịnh lý gây ra do kích động bạch cầu) -> nên ngưng sử dụng.
Điều chỉnh routine khi kích ứng xảy ra
Với kích thông thường phải trải qua (châm chích, đỏ da…), có thể giãn tần suất để da “làm quen” từ từ với hoạt chất mới. Sau khi da đã thích nghi có thể nâng tần suất lên theo đúng nhu cầu.
Cũng là ứng thông thường, nhưng gây khó chịu (rát, ngứa…), nên tạm ngưng tác nhân kích ứng, chỉ làm sạch dịu nhẹ và cấp ẩm lành tính, sau đó cân nhắc tiếp tục làm quen lại từ từ. Có thể sử dụng kèm thuốc kẽm và các vitamin đường uống (A, E, D).
Nếu là những kích ứng nằm trong vùng báo động (mụn nước, mụn mủ, mụn mủ li ti), ngưng hẳn tác nhân kích ứng, và nên gặp bác sĩ để kê thuốc uống (+ thuốc bôi nếu cần). Skincare tại nhà chỉ gồm làm sạch dịu nhẹ và cấp ẩm lành tính đúng với tình trạng và cơ địa da. Ghi nhớ kỹ tác nhân kích ứng để tránh về sau.
Đọc thêm: Hiểu về dị ứng và kích ứng
- Viết một bài quảng cáo ĐÚNG, ĐỦ, THUYẾT PHỤC - Tháng Ba 16, 2024
- 7 mẫu câu chuyện bán hàng không thể bỏ qua - Tháng Ba 15, 2024
- Làm sao để tìm được sản phẩm ngách top thị trường? - Tháng Hai 15, 2024