Từ điển dưỡng da

Bạn có hiểu về tuyến bã nhờn trên da?

Tuyến bã nhờn tăng hoạt động có thể là nguyên nhân khiến da bạn sinh ra mụn nhưng chúng lại có một vai trò quan trọng để đảm bảo một làn da khỏe mạnh.

Bã nhờn hay Sebum, nghe tên gọi có vẻ là 1 trong số những thủ phạm khiến mụn hình thành. Tuy nhiên cũng chính bã nhờn này lại đóng 1 vai trò khá là quan trọng trên da. Thực chất bã nhờn là gì và liệu da có nên có bã nhờn hay không, có phải chỉ cần loại bỏ bã nhờn là da sạch mụn? Hãy cùng tìm hiểu để có hướng chăm sóc da phù hợp nhất nhé!

Bạn biết gì về bã nhờn trên da?

Bã nhờn thực chất là 1 hỗn của các lipid biến đổi và khá phức tạp, bao gồm:

– Glycerides

– Acid béo tự do

– Squalene

– Wax esters

– Cholesterol esters

– Cholesterol

Bã nhờn này thường được sản xuất và bài tiết ra từ các tuyến bã trên da. Các tuyến bã nhờn sản xuất chất béo, triglycerides, được chia nhỏ bởi các enzyme Lipase trong ống bã nhờn, từ đó tạo thành các hợp chất nhỏ hơn, các acid béo tự do.

Dầu trên bề mặt da mà chúng ta hay thấy, đó là 1 hỗn hợp phức tạp của bã nhờn (sebum), chất béo (các tế bào trên bề mặt da) và mồ hôi cũng như bụi bẩn và các yếu tố khác từ môi trường.

Tuyến bã nhờn có thể được tìm thấy trên phần lớn vị trí của cơ thể, riêng lòng bàn tay và lòng bàn chân gần như không có, mu bàn tay và bàn chân thì có rất ít. Tuyến bã nhờn giữa lưng, trán và cằm thường lớn hơn và cũng nhiều hơn những khu vực khác (lên đến 400 – 900 tuyến trên mỗi cm vuông. Do đó rất dễ dàng nhận thấy đây cũng là những khu vực thường phát sinh mụn.

Các tuyến bã nhờn thường bao gồm các thùy, nối với nhau bằng ống dẫn, được lót bằng các tế bào tương tự như trên bề mặt da.

Bã nhờn (sebum) có chức năng gì?

Tồn tại trên da, hiển nhiên bã nhờn cũng có 1 vài hoạt động cơ bản, chẳng hạn như:

– Giúp giảm sự mất nước từ bề mặt da
– Bảo vệ da khỏi nhiễm trùng do vi khuẩn hay nấm gây ra
– Là 1 trong những nguyên nhân tạo nên mùi cơ thể
– Nếu bị xâm chiếm bởi vi khuẩn P.acnes (Proprionibacterium acnes), có thể phát sinh ra mụn
– Hỗ trợ điều chỉnh hệ thống miễn dịch

Suy ra, không phải da có bã nhờn đã là xấu nhưng không phải da không có bã nhờn đã là tốt nhé. 1 lượng bã nhờn thích hợp có thể hỗ trợ bảo vệ da ổn định và ngăn ngừa được 1 vài tác động tiêu cực đến da. Đó là lí do vì sao khi chọn sữa rửa mặt, người ta chỉ chọn sản phẩm dịu nhẹ, có thể lấy đi bụi bẩn, dầu thừa nhưng vẫn đảm bảo lưu lại được lớp dầu tự nhiên trên da.

Kiểm soát bã nhờn nội tiết

Những bạn da dầu hay hỗn hợp thiên dầu thường rất hy vọng tìm được giải pháp có thể cải thiện làn da của mình khỏi tình trạng bóng nhờn. Thực tế, việc sản xuất bã nhờn thường được kiểm soát bởi hormone androgen. Các nội tiết tố androgen tích cực nhất có thể kể đến như testosterone, 5-testosterone (DHT – hormone này nếu gia tăng là 1 trong những thủ phạm gây ra tình trạng rụng tóc nhé) và 5-androstene-317diol. Những hormone này và 1 vài hormones khác sinh ra từ tuyến sinh dục và tuyến thượng thận. Những tuyến này lại chịu ảnh hưởng bởi tuyến yên nằm trong não.

Androgen trở nên tích cực hơn dưới tác động của enzymes và cơ quan sinh dục. Loại 1 5α-reductase hoạt động trong da và loại 2 5α-reductase hoạt động ở cơ quan sinh dục. Những enzyme này chuyển đổi nội tiết tố androgens ít hoạt động hơn vào các testosterone hoạt động và 5-testosterone (DHT). Và những androgen tích cực hơn thường có khả năng kích thích tế bào tuyến bã sản xuất nhiều bã nhờn hơn.

Vai trò của hormone progesterone trong trường hợp này lại khá là không rõ ràng. Nữ giới thường sản xuất bã nhờn nhiều hơn trong những tuần trước kỳ kinh nguyệt khi nồng độ progesterone cao. Nhưng progesterone lại được biết đến là có khả năng làm giảm hoạt động của các enzyme 5-reductase, nghĩa là làm giảm sản xuất bã nhờn.

Liệu bã nhờn có thay đổi theo tuổi tác?

Hoàn toàn có!

Tuyến bã nhờn ở 1 người vốn đã hoạt động trước khi được sinh ra. Tuyến này quy định bởi hormone của mẹ và bởi chính bào thai.

Thành phần các loại dầu trên bề mặt da thực tế cũng có thể thay đổi theo tuổi, do đó lượng dầu bài tiết trên da cũng sẽ thay đổi theo từng thời điểm khác nhau. Những thời điểm da sản xuất bã nhờn quá mức thường được gọi là Seborrhoea.

Hiện tượng gia tăng tiết bã

Có thể nhìn 1 cách đơn giản về sự thay đổi về lượng dầu sản xuất như sau:

– Thai nhi sản xuất vernix caseosa, 1 lớp sáp trắng để bảo vệ hay thường gọi là bã nhờn thai nhi, bao phủ lấy thai nhi, bảo vệ làn da bé khỏi tác động của nước ối bên trong.

– Trẻ nhỏ 3 – 6 tháng, bã nhờn sản xuất tương tự 1 người trưởng thành

– Sau đó đến độ tưởi 8 tuổi, lượng wax, squalene, cholesterol cũng ít hơn

– Tăng sản xuất bã nhờn ở độ tuổi dậy thì lên đến gấp 5 lần ở nam giới

– Nam giới trưởng thành sản xuất bã nhờn nhiều hơn so với nữ giới độ tuổi này

– Sản xuất bã nhờn suy giảm theo tuổi, đặc biệt là sau thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ

Ngoài ra, lượng bã nhờn bài tiết cũng có thể thay đổi do ảnh hưởng của các bệnh như:

– Tuyến yên, tuyến thượng thận, rối loạn buồng trứng hoặc tinh hoàn… có thể làm tăng hoặc giảm lượng bã nhờn sản xuất

– Bệnh Parkinson làm tăng lượng bã nhờn

– Thiếu ăn kéo dài làm giảm lượng bã nhờn

Lượng bã nhờn có thể giảm bằng 1 số thuốc được chỉ định theo toa như

– Oestrogen (ví dụ như kết hợp uống thuốc tránh thai)

– Antiandrogens như cyproterone acetate và spironolactone

– Các dẫn xuất của vitamin A như isotretinoin

Lượng bã nhờn có thể tăng lên bằng 1 số loại thuốc tác động đến toàn thân khác như:

– Testosterone

– Progesterone với đặc tính androgen như medroxyprogesterone, levonorgestrel

– Phenothiazin như chlorpromazine

Tỷ lệ thành phần bã nhờn có thể thay đổi khi sử dụng 1 số thuốc như:

– Co-pyrindiol (Diane-35®, Estelle-35® and Ginet®-84) có chứa ethinyl (o) estradiol 35mcg và cyproterone 2mg
– Isotretinoin làm giảm Squalene, este wax và fatty ester.

Follow me
Chào bạn! Mình là Nguyễn Phượng, người viết những bài viết trên blog này. Mình thích làm đẹp và cảm nhận cuộc sống. Bởi vậy mình viết về những chủ đề này. Rất vui vì bạn ghé thăm blog và đọc các bài viết của mình. Nếu có ý kiến bạn để lại lời bình nhé!
Follow me

Về Nguyễn Phượng

Chào bạn! Mình là Nguyễn Phượng, người viết những bài viết trên blog này. Mình thích làm đẹp và cảm nhận cuộc sống. Bởi vậy mình viết về những chủ đề này. Rất vui vì bạn ghé thăm blog và đọc các bài viết của mình. Nếu có ý kiến bạn để lại lời bình nhé!
Xem tất cả các bài viết của Nguyễn Phượng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *