Kiếm Tiền Online

Cách nhập hàng hóa từ nước ngoài về

Nhập hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam

Để có thể nhập hàng hóa về và lưu thông trong nước cần rất nhiều thủ tục. Dưới đây là vài bước cơ bản để có thể giúp sản phẩm được đàng hoàng buôn bán trong nước.

Bước 1. Thành lập doanh nghiệp

Việc đầu tiên thì cần thành lập doanh nghiệp, không nhất thiết phải lập ở Sài Gòn hay Hà Nội, có thể về quê lấy địa chỉ nhà lập cũng được không sao cả, nếu có địa chỉ ở Sài Gòn thì tốt vì thủ tục giấy tờ các kiểu khác đơn giản hơn. Kinh Hoàng thì lập công ty ở trên Hà Giang, để phục vụ cho việc bán trà trên đó luôn cho tiện.

Song song với việc lập DN thì cần trao đổi với nhà cung cấp bên kia để họ gửi hàng mẫu cho mình kiểm tra xét nghiệm chất lượng để làm thủ tục công bố sản phẩm.

Bước 2. Làm thủ tục Tự công bố cho sản phẩm, bao gồm:

– Bản Tự công bố của sản phẩm

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm (Nơi thực hiện kiểm nghiệm phải đạt tiêu chuẩn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền).

– Các tài liệu khác đi kèm theo (nếu được yêu cầu)

– Nộp hồ sơ lên Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm (hoặc chi cục quản lý chất lượng) tại địa phương nơi đăng ký doanh nghiệp.

* Lưu ý hình ảnh trên tờ Tự công bố phải chuẩn khớp với hàng sẽ nhập về

Bước 3. Chuẩn bị giấy tờ bên nhà sản xuất

– Hợp đồng

– Invoice (hoá đơn)

– Packing List (bảng kê đóng gói hàng hoá)

– Phytosanitary (chứng thư kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cấp)

– Airway Bill (vận đơn hàng không – nếu vận chuyển theo đường hàng không (Air)

– C/O (chứng nhận xuất xứ)

– CQ (chứng nhận chất lượng)

Bước 4. Thủ tục hải quan, thủ tục thông quan

Để thông quan, thì bộ hồ sơ cần những chứng từ sau:

1. Hợp đồng

2. Invoice (hoá đơn)

3. Packing List (bảng kê đóng gói hàng hoá)

4. Phytosanitary (chứng thư kiểm dịch)

5. Airway Bill (vận đơn hàng không – nếu vận chuyển theo đường hàng không (Air)

6. C/O (chứng nhận xuất xứ) (Nếu có)

7. CQ (chứng nhận chất lượng) (Nếu có)

8. Tờ khai hải quan

9. Đơn xin kiểm dịch

10. Bản Tự công bố (Đã được Chi cục quản lý chất lượng nhận và duyệt)

Trong đó cái 1-2-3-4-5 là bắt buộc phải có, và đều là giấy tờ bên nước ngoài cấp. Còn 6-7 có cũng được, không có cũng được. 8-9-10 là giấy tờ ở phía Việt Nam làm.

Hiện nay có nhiều công ty dịch vụ chuyên hỗ trợ làm thủ tục, giấy tờ từ A-Z để nhập hàng về, chúng ta có thể thuê làm dịch vụ để tiết kiệm thời gian. Ngoài ra, nếu cần thông tin tham khảo thì có thể đọc thêm luật để biết thêm những thông tin cần thiết.

Những chia sẻ này chỉ là tổng quan chung của quá trình, còn chi tiết cụ thể nhiều vấn đề hơn nữa cần phải đi sâu thêm, vì mỗi một quốc gia sẽ có một tiêu chuẩn, quy định khác nhau. Hy vọng những chia sẻ của mình có thể giúp mọi người (đang cần) có một cái nhìn tổng thể về việc nhập khẩu.

Có thể trong quá trình tìm kiếm, hoàn thiện thủ tục hồ sơ có nhiều khó khăn, rào cản, thử thách. Nhưng xin đừng nản chí, vì sau tất cả – mọi chuyện cuối cùng rồi cũng sẽ ổn thôi.

Follow me
Chào bạn! Mình là Nguyễn Phượng, người viết những bài viết trên blog này. Mình thích làm đẹp và cảm nhận cuộc sống. Bởi vậy mình viết về những chủ đề này. Rất vui vì bạn ghé thăm blog và đọc các bài viết của mình. Nếu có ý kiến bạn để lại lời bình nhé!
Follow me

Về Nguyễn Phượng

Chào bạn! Mình là Nguyễn Phượng, người viết những bài viết trên blog này. Mình thích làm đẹp và cảm nhận cuộc sống. Bởi vậy mình viết về những chủ đề này. Rất vui vì bạn ghé thăm blog và đọc các bài viết của mình. Nếu có ý kiến bạn để lại lời bình nhé!
Xem tất cả các bài viết của Nguyễn Phượng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *