Cấp ẩm - dưỡng ẩm

Làm sao khi dưỡng ẩm đầy đủ nhưng da vẫn khô

Làm sao dưỡng ẩm mà da vẫn khô
Chúng ta cứ nghĩ dưỡng ẩm đầy đủ: Dùng toner, serum, kem và cả mặt nạ cho da nhưng da vẫn khô. Thậm chí bạn kiên trì dưỡng đều đặn hàng ngày thì tình trạng này vẫn không cải thiện lắm. Vậy hôm nay mình sẽ chỉ cho bạn cách khắc phục nhé.

Nguyên nhân phổ biến gây tình trạng khô da

Sai lầm 1: Sữa rửa mặt của bạn chứa nhiều chất tẩy rửa

Nếu bạn đang sử dụng thường xuyên loại sữa rửa mặt có chứa quá nhiều chất tẩy rửa mạnh thì ngay cả loại kem dưỡng ẩm tốt nhất, mắc tiền nhất cũng khó có thể cứu được làn da của bạn khỏi tình trạng khô căng, bong tróc. Mặc dù những loại sữa rửa mặt này sẽ mang lại cho bạn cảm giác khô thoáng, sạch sẽ, nhưng về lâu dài chúng sẽ làm mất đi lượng ẩm cần thiết của da.

Để kiểm tra sữa rửa mặt của đang dùng có chứa nhiều chất tẩy rửa mạnh hay không hãy đánh giá cảm giác của bạn sau khi rửa mặt. Nếu làn da của bạn cảm thấy khô, căng, hơi ửng đỏ xung quanh vùng miệng, cằm, hai bên má hoặc cảm giác da sạch bong kin kít, rất có thể bạn đã vô tình loại bỏ luôn lớp màng ẩm bảo vệ da.

Cách khắc phục: lựa chọn sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ. Cụ thể nàng có thể chọn Cetaphill hoặc CeraVe hydrating. Kết cấu dịu nhẹ của sữa rửa mặt sẽ hạn chế được tình trạng khô da.

Sai lầm 2: Không thực hiện dưỡng ẩm ngay sau khi rửa mặt

Thời điểm tốt nhất để bạn thực hiện dưỡng ẩm đó là ngay sau bước làm sạch da. Sau khi tắm hoặc rửa mặt, nước sẽ bốc hơi khỏi da một cách nhanh chóng và khiến da bạn khô hơn nếu không được kịp thời bổ sung các chất cấp ẩm và khoá ẩm.

Cách khắc phục: Để sẵn chai dầu dưỡng ngay chỗ rửa mặt để cân bằng ngay 1 lớp dầu mỏng cho da ngay khi rửa mặt.

Sai lầm 3: Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm không phù hợp

Dưỡng không đủ ẩm theo từng loại da.

Khi bạn chọn bất cứ một loại sản phẩm chăm sóc da mới bổ sung với quy trình chăm sóc da, bạn nên lưu ý đến việc sản phẩm đó có phù hợp với loại da và tình trạng da hiện tại của mình hay không.

Nếu bạn sở hữu làn da khô mà lại lựa chọn và sử dụng loại kem dưỡng ẩm dành cho da dầu hoặc da nhạy cảm, thì bạn có thể sẽ nhận lại kết quả không như mong đợi.

Bởi làn da khô với bản chất chúng cần được cung cấp các dưỡng chất nhiều hơn so với da dầu. Ngược lại, làn da dầu mong muốn được áp dụng những sản phẩm dưỡng ẩm có cấu trúc nhẹ nhàng hơn, không quá đặc, không chứa quá nhiều dưỡng chất và đặc biệt là không gây bít tắc lỗ chân lông.

Cách khắc phục: Dùng sản phẩm chứa Ceramide giúp phục hồi lớp da bên ngoài khiến các lớp tế bào liên kết lạ được với nhau.

Sai lầm 4: Không tẩy da chết

Không tẩy da chết sẽ khiến da khó hấp thu các dưỡng chất từ các sản phẩm dưỡng. Tẩy da chết đều đặn sẽ giúp da mịn màng hơn, các lớp tế bào chết được lấy ra một cách hoàn hảo.

Cách khắc phục: Những làn da dầu, nhạy cảm dễ nổi mụn nên chọn loại tẩy tế bào chết hoá học như BHA. những làn da khoẻ hơn, ít gặp các vấn đề về da hơn thì có thể lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết có chứa các hạt scrubs hoặc AHA.

Sai lầm 5: Bạn sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm sai cách

Thứ tự và cách dùng bị sai trật tự cũng làm hạn chế tác dụng của sản phẩm.

Cách khắc phục: Lỏng trước, đặc sau; dạng nước trước, dạng dầu sau.

Sai lầm 6: Chăm cấp ẩm và quên khoá ẩm

Thực tế, cấp ẩm và khoá ẩm là hai việc hoàn toàn khác nhau.

Đọc thêm để biết cấp ẩm và khóa ẩm khác nhau thế nào

Cấp ẩm khiến da ẩm.

Nhưng cần khóa lại để ngăn sự thoát hơi nước thay vì chỉ tập trung vào việc cấp ẩm thông thường.

Cách khắc phục:

  • Đối với làn da thường xuyên tiết dầu, bạn nên ưu tiên dùng các sản phẩm có chứa các hoạt chất cấp nước như Hyaluronic Acid, Sodium Hyaluronate trước và sau đó sử dụng dưỡng ẩm dạng gel nhẹ nhàng ở bước cuối.
  • Đối với da khô, các sản phẩm cấp nước vẫn là sự lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, đối với làn da khô, bạn nên bổ sung thêm sản phẩm dưỡng ẩm theo sau. Các sản phẩm dưỡng ẩm này thường đậm đặc hơn và chứa nhiều dưỡng chất hơn những sản phẩm dưỡng ẩm dành cho da dầu.

Kết luận

Như vậy, để cải thiện tình trạng dưỡng ẩm mãi mà vẫn khô da thì bạn cần thay đổi một số vấn đề như trên. Ví dụ chọn lại sữa rửa mặt; bổ sung vào quy trình chăm sóc da thêm bước tẩy da chết; Và đặc biệt nên thử dùng sản phẩm chứa ceramide để phục hồi lớp tế bào da bên ngoài. Mình thấy đây là một vấn đề mà chúng ta quên để ý. Bạn thử nhé!

 

Follow me
Chào bạn! Mình là Nguyễn Phượng, người viết những bài viết trên blog này. Mình thích làm đẹp và cảm nhận cuộc sống. Bởi vậy mình viết về những chủ đề này. Rất vui vì bạn ghé thăm blog và đọc các bài viết của mình. Nếu có ý kiến bạn để lại lời bình nhé!
Follow me

Về Nguyễn Phượng

Chào bạn! Mình là Nguyễn Phượng, người viết những bài viết trên blog này. Mình thích làm đẹp và cảm nhận cuộc sống. Bởi vậy mình viết về những chủ đề này. Rất vui vì bạn ghé thăm blog và đọc các bài viết của mình. Nếu có ý kiến bạn để lại lời bình nhé!
Xem tất cả các bài viết của Nguyễn Phượng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *