Trị mụn, Từ điển dưỡng da

Adapalene là gì?

adapalene là gì

Chúng ta đã từng biết nhiều tới Retinol, Tretinoin có tác dụng trị mụn, nhưng có một hoạt chất cũng thuộc nhóm Retinoids và có tác dụng tương tự như 2 loại trên, thậm chí còn an toàn hơn cho da, đó chính là Adapalene. Vậy nó có gì đặc biệt thế nhỉ? Cùng tìm hiểu bạn nhé!

Adapalene là gì?

Adapalene là một hoạt chất thuộc nhóm Retinoids thế hệ 3, sở hữu đặc điểm kháng viêm vượt trội. Nó chủ yếu được chỉ định trong điều trị da mụn bởi vì tính dung nạp tốt hơn và ít gây kích ứng hơn so với các thế hệ khác của Retinoids.

Đây là hoạt chất trị mụn được các chuyên gia da liễu của Galderma, Pháp phát hiện ra từ những năm 80 của thế kỷ 20. Đến năm 1996, Adapalene đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để sử dụng trong điều trị mụn trứng cá.

Tính chất và cơ chế hoạt động của Adapalene

Adapalene hoạt động tương tự như Tretinoin, nhưng ổn định hơn Tretinoin về mặt hóa học và dễ tan trong chất béo hơn. Ngoài ra, nó có ái lực cao hơn đối với thụ thể axit retinoic (RAR) β và γ so với Tretinoin.

Bên cạnh đó, Adapalene cũng đã được chứng minh là vẫn giữ được hiệu quả khi sử dụng cùng lúc với Benzoyl Peroxide do cấu trúc hóa học ổn định hơn Tretinoin. Hơn nữa, do cấu trúc hóa học này mà sự phân hủy bởi ánh sáng của phân tử Adapalene ít xảy ra hơn so với Tretinoin và Tazarotene.

Adapalene là một dẫn xuất ổn định về mặt hóa học của axit naphthoic, đầu tiên nó thâm nhập vào nang lông và liên kết có chọn lọc với các thụ thể axit retinoic (RAR): RAR-γ (được tìm thấy chủ yếu ở biểu bì) và RAR-β (được tìm thấy trong nguyên bào sợi ở da).

Các phức hợp này sau đó liên kết với DNA và dẫn đến bình thường hóa sự biệt hóa tế bào keratinocyte cho phép giảm sự hình thành microcomedone, giảm tắc nghẽn trong lỗ chân lông và cung cấp cho adapalene các đặc tính tẩy tế bào chết trên da.

Adapalene điều chỉnh quá trình sừng hóa, biệt hóa và viêm các tế bào biểu mô nang. Tác dụng chống viêm này là do ức chế hoạt động của lipoxygenase và cũng để chuyển hóa oxy của axit arachidonic. Những cơ chế này là nguyên nhân làm giảm nguy cơ kích ứng của Adapalene.

Qua các nghiên cứu lâm sàng, Adapalene được chứng minh có khả năng kháng viêm vượt trội hơn hẳn các hoạt chất Retinoids khác. Cơ chế kháng viêm của Adapalene là ức chế các phản ứng hóa học cũng như hóa động học của bạch cầu đa nhân trung tính.

Bên cạnh đó, Adapalene còn ức chế quá trình chuyển hóa thông qua con đường clipoxid hóa acid arachidonic thành các chất trung gian gây viêm. Nhờ vậy, quá trình viêm được kiểm soát hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng mụn viêm lan tràn trên da.

Công dụng của Adapelene

Trị mụn

Đối với mụn trứng cá, Adapalene khi sử dụng giúp làm tiêu các nhân mụn, giảm bất thường trong các quá trình sừng hóa và biệt hóa của biểu bì. Đây là 2 quá trình tiềm ẩn nguy cơ gây ra mụn trứng cá.

Ngoài ra, Adapalene cũng giúp kiểm soát quá trình biệt hóa của các tế bào nang biểu mô da. Từ đó, hoạt chất này giúp giảm tốc độ hình thành các vi nhân có trong mụn trứng cá (microcomedone), thúc đẩy các nhân mụn trồi lên nhanh hơn, giảm tổn thương cho da.

Bên cạnh đó, Adapalene có cấu trúc thân dầu, khi sử dụng dễ dàng thấm sâu vào bên trong cấu trúc da. Do đó Adapalene có thể được sử dụng để xử lý tình trạng mụn đầu đen hay mụn ẩn hiệu quả. Adapalene còn giúp giảm tình trạng viêm nhiễm tại ổ mụn, giúp vùng da bị mụn nhanh chóng lành lại.

Chống lão hóa

Do Adapalene là một hoạt chất thuộc Retinoids nên nó cũng có công dụng chống lão hóa tương tự với các hoạt chất khác cùng nhóm như Retinol hay Tretinoin. Adapalene làm giảm đường nhăn và nếp nhăn bằng cách trung hòa các gốc tự do trong da có thể gây tổn thương collagen, tăng sản xuất, duy trì dự trữ collagen.

Kích thích sản sinh các mạch máu mới trên da, giúp cải thiện màu da. Điều này có thể giúp lấp đầy hoặc giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn hiện có và giúp ngăn ngừa các nếp nhăn mới hình thành. Ngoài ra, các lợi ích khác mà Adapalene đem lại như:

  • Giảm các đốm đồi mồi, sắc tố tổng thể
  • Mềm các mảng da thô ráp
  • Tăng kết cấu da
  • Giảm mức độ hydrat hóa

Nồng độ và cách sử dụng Adapalene

Adapalene được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như: dạng kem, dạng gel, dung dịch. Nồng độ hoạt chất này được điều chế tùy theo sản phẩm nhưng thường ở mức 0.1% hoặc 0.3% (tương đương Tretinoin 0,05%) để mang lại công dụng và đảm bảo an toàn cho làn da.

Cách sử dụng Adapalene như sau

Bước 1: Rửa sạch tay, nhẹ nhàng làm sạch da mặt với sữa rửa mặt không có chất xà phòng, sau đó để khô tự nhiên hoặc lau thật khô bằng khăn sạch.

Bước 2: Vệ sinh mặt bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để tiêu diệt tác nhân vi khuẩn trên bề mặt da.

Bước 3: Lấy một lượng kem Adapalene bằng đầu ngón tay rồi thoa một lớp mỏng lên vùng da có mụn trứng cá. Có thể massage nhẹ nhàng để hoạt chất dễ dàng thấm sâu vào bên trong cấu trúc da hoặc dùng gạc, tăm bông để bôi.

Bước 4: Sử dụng kem/ gel dưỡng ẩm tùy theo tính chất da.

Nếu lần đầu sử dụng sản phẩm, bạn có thể bôi lên da với tần suất 2 – 3 lần/tuần. Sau khi làn da đã làm quen với Adapalene, bạn có thể sử dụng vào mỗi tối để giúp trị mụn hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Trong vài tuần đầu tiên sử dụng Adapalene, tình trạng mụn trứng cá của bạn có thể sẽ nặng hơn vì nó tác động lên mụn hình thành bên trong da. Có thể mất từ 8 đến 12 tuần để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Một số lưu ý:

Sau khi sử dụng, da mặt cần hạn chế tiếp xúc với nước hay ánh nắng. Điều này có thể làm rửa trôi, phân hủy hoạt chất dẫn đến giảm khả năng trị mụn.

Chỉ sử dụng trên da, không dùng cho các niêm mạc bên trong môi hoặc vùng da bên trong mũi/miệng. Không dùng cho các vùng da bị thương, bỏng, cháy nắng, hoặc bị bệnh chàm da.

Không được sử dụng cùng với các sản phẩm bôi ngoài da có khả năng gây kích ứng khác, bao gồm xà phòng có tính kiềm cao, mỹ phẩm có tác dụng làm khô mạnh và các sản phẩm có nồng độ cồn cao, có hương liệu.

Không dùng một lượng lớn hơn hoặc sử dụng thường xuyên hơn so với lượng được khuyến cáo. Tình trạng mụn sẽ không những không được cải thiện nhanh hơn, mà ngược lại làm tăng nguy cơ nổi mẩn đỏ, bong tróc và đau.

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng để bảo đảm an toàn cho làn da. Cần phải báo cáo cho bác sĩ nếu như tình trạng mụn vẫn đang còn nghiêm trọng hoặc trở nên trầm trọng hơn.

Follow me
Chào bạn! Mình là Nguyễn Phượng, người viết những bài viết trên blog này. Mình thích làm đẹp và cảm nhận cuộc sống. Bởi vậy mình viết về những chủ đề này. Rất vui vì bạn ghé thăm blog và đọc các bài viết của mình. Nếu có ý kiến bạn để lại lời bình nhé!
Follow me

Về Nguyễn Phượng

Chào bạn! Mình là Nguyễn Phượng, người viết những bài viết trên blog này. Mình thích làm đẹp và cảm nhận cuộc sống. Bởi vậy mình viết về những chủ đề này. Rất vui vì bạn ghé thăm blog và đọc các bài viết của mình. Nếu có ý kiến bạn để lại lời bình nhé!
Xem tất cả các bài viết của Nguyễn Phượng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *